Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mở cửa: 8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ lễ)

Cơ sở khám phụ khoa

“ Uy Tín Hàng Đầu Hà Nội ”

Tư vấn miễn phí:

033.555.1280
*Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào, có ảnh hưởng gì không?

  • Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang
  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Quá trình chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo, do lớp niêm mạc tử cung bị bong được gọi là kinh nguyệt. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh, kéo dài trung bình từ 3 – 5 ngày. Nếu việc chảy máy tử cung có diễn biến bất thường thì đó chính là cảnh báo rối loạn kinh nguyệt mà bạn cần dành nhiều sự quan tâm hơn.

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt

Khi kinh nguyệt bị rối loạn, chị em thường thấy vòng kinh của mình không đều, kinh đến muộn, kinh đến sớm và ở lại quá lâu hay thậm chí là mất kinh,… Song, đây đều là những biểu hiện cụ thể của tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Theo các nghiên cứu chuyên khoa, phải có đến 70% chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt làm phiền muộn ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở các độ tuổi lần đầu có kinh, sinh con và tiền mãn kinh.

Đây không phải là bệnh, mà là hiện tượng phản ánh lên vấn đề sức khỏe sinh sản của chị em. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vô sinh, hay bất kỳ một căn bệnh nguy hiểm nào khác.

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào, có ảnh hưởng gì không?

Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Vô kinh

Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Trong đó:

  • Vô kinh nguyên phát: Có nhiều trường hợp chị em phụ nữ đã quá tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ phận sinh dục bị dị dạng: không có tử cung, hoặc không có bộ phận sinh dục.
  • Vô kinh thứ phát: Xảy ra ở chị em đã từng có kinh, nhưng sau một khoảng thời gian lại bị mất kinh trong vòng 3 tháng. Chủ yếu là do chị em nạo phá thai quá nhiều lần hoặc băng huyết quá nhiều sau khi sinh,…

Thống kinh

Thống kinh là tình trạng chị em bị đau bụng khi đang hành kinh. Vì đây là một trong những hiện tượng khá phổ biến, nên nhiều chị em thường xem là điều bình thường.

Tuy nhiên, thống kinh cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản của chị em như: u xơ tử cung, viêm mạc nội tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung,…

Thiểu kinh

Lượng máu mà chị em mất đi sau mỗi kỳ hành kinh thường dao động trung bình từ 50 đến 150ml. Như vậy, nếu chị em chỉ mất máu trong 2 ngày và lượng máu nhỏ hơn 20ml, thì chị em đang gặp phải tình trạng thiểu kinh. Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn và lượng máu mất đi quá ít là nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.

Rong kinh

Rong kinh, rong huyết là một trong những biểu hiện thường thấy của chứng rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là chị em lúc mới dậy thì và chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh.  Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng thông thường ở người đang trong giai đoạn hành kinh, mà có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa khác. Bao gồm: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung, u nang buồng trứng,…

Cường kinh

Ngược lại với thiểu kinh, thì thường kinh là hiện tượng lượng máu kinh nhiều hơn bình thường. Việc ra máu ồ ạt khiến cho cơ thể bị suy nhược trong suốt thời kỳ ra máu hành kinh và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào, có ảnh hưởng gì không?

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ thường bị mất cân bằng ở một vài giai đoạn như dậy thì, mang thai, sinh con, chăm con và thời kỳ mãn kinh.

  • Giai đoạn dậy thì: Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ phải mất nhiều năm để progesterone và estrogen có thể đạt được cân bằng. Tình trạng rối loạn thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian này.
  • Giai đoạn mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai không có kinh, ngay cả thời điểm đang cho con bú.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Chu kỳ và lượng máu kinh trong cơ thể của người phụ nữ ở giai đoạn này sẽ thay đổi, do buồng trứng suy giảm chức năng. Dần dần chị em sẽ mất hẳn kinh nguyệt, lúc đó sẽ là giai đoạn mãn kinh.

Một số nguyên nhân bệnh lý

  • Dấu hiệu thai nghén bất thường như thai ngoài tử cung, sảy thai.
  • Do một số bệnh lý như: tiểu đường, u tuyến yên,…
  • Một số căn bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung,…
  • Do một số bệnh lý như: u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

  • Chị em thay đổi chế độ ăn uống do muốn tăng cân, giảm cân,…
  • Do áp lực và căng thẳng đến từ công việc, học hành.
  • Sử dụng nhiều lần thuốc tránh thai…

Ảnh hưởng của tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều phản ánh những bất thường về sức khỏe của buồng trứng và tử cung ở chị em phụ nữ. Khi chu kỳ kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Hay như tình trạng rong kinh sẽ  tạo cơ hội giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ra nhiều căn bệnh viêm nhiễm. Không chỉ làm giảm chất lượng sống, đây còn là nguyên nhân dẫn tới hiếm muộn, vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt còn là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau như xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thì các khối u sẽ lớn dần lên, gây ra các biến chứng nặng như suy thận, bí tiểu, đại tràng,…

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào, có ảnh hưởng gì không?

Một số hiện tượng rối loạn kinh nguyệt lại do các bệnh lý ác tính như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…. gây nên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe doạ đến tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra, Estrogen và Progesteron chính là 2 hormone quan trọng đối với sắc đẹp của chị em. Việc rối loạn hai hormone này sẽ khiến da dẻ chị em không còn mịn màng, chị em hay cáu gắt, khó chịu, dễ stress,…

Tốt nhất chị em nên tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Các bác sĩ chuyên môn sẽ dựa vào những biểu hiện để chẩn đoán bước đầu, sau đó sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để lấy được kết quả chính xác nhất.

Một số phương pháp hàng đầu giúp phát hiện bệnh lý do rối loạn kinh nguyệt gây ra là siêu âm đầu dò, siêu âm phần phụ, chụp CT hoặc MRI của vùng tiểu khung để đánh giá tử cung và phần phụ hai bên.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Do đó, để có được hỗ trợ y khoa chính xác nhất, bjan hãy liên hệ với phòng khám 52 Nguyễn Trãi để nhận tư vấn cụ thể hơn. Trân trọng!

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 033.555.1280 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Kinh nguyệt kéo dài có gây nên vô sinh ở nữ giới

Kinh nguyệt kéo dài có gây nên vô sinh ở nữ giới

Kinh nguyệt kéo dài (rong kinh) không chỉ gây nên tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt… mà còn là dấu hiệu của rất...

Chậm kinh nhưng không có thai vì sao?

Chậm kinh nhưng không có thai vì sao?

Loại bỏ khả năng mang thai thì hiện tượng chậm kinh có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước